Home / FAQ Nhanh dễ dàng / Vận tải là gì? Các loại hình vận tải dành cho doanh nghiệp Việt Nam?

Vận tải là gì? Các loại hình vận tải dành cho doanh nghiệp Việt Nam?

faq-dich-vu-van-tai-la-gi

Hằng ngày, chúng ta đều tham gia vào công việc vận tải với tư cách là khách thể và chủ thể của hoạt động vận tải. Tuy nhiên ít ai quan tâm đến khái niệm vận tải là gì, lịch sử ra đời, tình hình phát triển và tương lai của lĩnh vực vận tải. Trong bài viết tổng hợp này, Tiến Phát Logisitcs mời Quý khách hàng cùng tìm hiểu một cách sơ lược những kiến thức về ngành vận tải và dịch vụ vận tải.

Vận tải là gì?

Vận chuyển hay còn gọi là vận tải là một hình thức lao động dựa trên nguyên tắc vật lý xuất hiện từ rất lâu đời. Vận tải hiểu đơn giản là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, lao động hàng ngày của con người và không thể thiếu trong một xã hội có phân công lao động. Như vậy, có thể nói hoạt động vận tải đã ra đời từ khi loài người xuất hiện. Ban sơ vận tải thường gắn với các hoạt động khuân, vác, gánh, nâng…của con người trong xã hội nguyên thủy. Sau này khi hình thái kinh tế xã hội của con người ngày càng trở nên phức tạp thì các hình thức vận tải ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa. Và theo thời gian, dần hình thành nên dịch vụ vận tải.

Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối. Trên thế giới, không có nước nào thiếu Bộ GTVT hoặc Bộ chuyên ngành phụ trách kết cấu hạ tầng quốc gia. Những nước giàu và mạnh đều có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh (bao gồm: đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và hàng không…).

Thế nên, vận tải trở thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh chóng bằng các phương tiện vận tải. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.

Vai trò của vận tải

Hoạt động vận chuyển hàng hóa gắn liền và có vai trò thiết yếu với cuộc sống con người. Hằng ngày, chúng ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Hàng hóa tiêu dùng tại các chợ hoặc siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ. Nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận tải.

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.

Để hiểu rõ hơn về vai trò thiết yếu này, hãy thử làm một giả định. Một lúc nào đó, tất cả các hoạt động vận tải bỗng nhiên ngừng hoạt động. Liệu cuộc sống của chúng ta sẽ xáo trộn thế nào?

  • Bạn sẽ phải di chuyển bằng cách “đi bộ”, vì chẳng có gì chở bạn đi, không xe máy, ô tô, tàu hỏa, hay máy bay gì hết
  • Sẽ có rất nhiều thứ tiêu dùng hàng ngày như quần áo đẹp, điện thoại, đồng hồ, máy tính… sẽ không có sẵn, bởi nó được sản xuất ở nơi rất xa, và chẳng thế đưa đến khu vực bạn sinh sống. Đừng nói đến chuyện nhâp khẩu hàng, vì chẳng thể làm được, nếu bạn phải tự mang vác tất cả những gì mình cần.
  • Ngôi nhà bạn ở, nơi bạn làm việc cũng chẳng to đẹp như vậy đâu. Lấy đâu gạch, đá, cát, xi măng mà xây công trình. Có lẽ lại ở nhà tranh vách đất, hoặc lều tạm gì đó.
  • Ngay cả thức ăn hàng ngày cũng chỉ là những thứ có thể nuôi trồng gần chỗ bạn ở, chứ sao chuyển từ xa về được.
  • Cuộc sống văn minh hiện đại sẽ gần như biến mất, vì không thể vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, con người đi xa được: không điện, không nước máy, không điện thoại, không truyền hình… Như thế chẳng phải thời hoang sơ là gì.

Có thể thấy, vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.

Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.

Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.

Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

Các loại hình vận tải tại Việt Nam

Ban đầu, việc vận tải chỉ được tiến hành trong mô gia đình và phục vụ cho bản thân thì chưa đủ điều kiện để hình thành dịch vụ vận tải. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển, hoạt động thương mại ra đời và nhu cầu đi lại tăng nhanh thì khi đó mới hình thành một dịch vụ mới mang tên dịch vụ vận tải. Dịch vụ vận tải là hoạt động kinh tế diễn ra giữa chủ thể (người vận tải) và khách thể (người sử dụng và trả tiền). Dịch vụ vận tải được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đoi lại của con người. Hiện nay mục đích thương mại chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các giao dịch vận tải. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Chính vì thế giao thông vận tải luôn là yếu tố cần phải đi trước trong lộ trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Với vai trò như vậy, nếu bạn quan tâm, có thể tìm hiểu thêm 5 loại hình vận tải phổ biến dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

  • Đường bộ: phổ biến nhất, hàng ngày xung quanh chúng ta: hàng hóa, hành khách, vật liệu, đồ gia dụng… Có thể nói vận tải bộ là không thể thiếu với cuộc sống hàng ngày.
  • Đường sắt: chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Vận tải đường sắt cả hành khách lẫn hàng hóa, cũng sẽ rất thuận lợi, nếu đầu tư đúng mức. Nhìn những nước phát triển sẽ thấy ngay. Chẳng hạn nếu hệ thống đường sắt tốt, tàu chạy được khoảng 150km/h. Bạn đi từ Hà Nội đến Tp.HCM chỉ mất khoảng 8-10 tiếng. Còn từ Hải Phòng đi Hà Nội như tôi thỉnh thoảng vẫn đi, chỉ chưa đến 1 tiếng. Quá là thuận lợi, và an toàn hơn đi ô tô nhiều.
  • Đường thủy (vận tải biển, thủy nội địa): chiếm gần 80% lượng hàng chuyên chở, thích hợp với những hàng hóa khối lượng lớn, hàng rời (hàng xá), giá trị đơn vị không cao, không cần vận chuyển gấp.
  • Đường hàng không: thích hợp với những mặt hàng giá trị cao, khối lượng không lớn, thời gian vận chuyển cần nhanh chóng, với cự ly xa. Loại hình này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh ở nội địa: chủ yếu bưu kiện và thư tín. Nhưng với quốc tế, thì vận chuyển hàng air cũng là một lĩnh vực sôi động, hấp dẫn với các công ty dịch vụ vận chuyển.
  • Đường ống: rất đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu lửa … Phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.

Bên cạnh đó, trong mỗi loại hình vận tải bên trên lại có thể chia nhỏ thành các hình thức khác nhau. Chẳng hạn vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng…

Để phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh, các phương thức vận tải cũng có thể được kết hợp với nhau một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả tạo thành một dịch vụ có tên là vận tải đa phương thức. Theo đó, hàng hóa chỉ cần qua một công ty dịch vụ, được vận chuyển qua nhiều phương thức, nhiều vùng lãnh thổ, đến điểm đích.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Diem Thao

Check Also

faq-dich-vu-bao-hiem-la-gi

Dịch vụ bảo hiểm là gì và có những loại bảo hiểm nào?

Cuộc sống đầy rủi ro và đó lý do vì sao bảo hiểm ra đời. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *